 DV Thành Lập - Thay Đổi Giấy Phép
 DV Kế Toán Chuyên Nghiệp
 Dịch Vụ Kiểm Toán
 Dịch Vụ Lao Động - BHXH+BHYT
 Dịch Vụ Sở Hữu Trí Tuệ
 Dịch Vụ Khác
Đang online: 2
Tổng lượt truy cập: 182409
|
Hỏi đáp về ĐKKD
H. |
1./ Giám đốc công ty cổ phần có được làm giám đốc công ty khác không. Câu hỏi: Tôi đang là Giám đốc của môt công ty cổ phần. Do nhu cầu kinh doanh tôi có dư đinh cùng tham gia thành lập một công ty khác dưới hình thức công ty TNHH hai thành viên và giữ chức vụ giám đốc công ty này. Xin hỏi tôi có thể đồng thời làm giám đốc công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên như dự kiến không? |
Đ. |
Trả lời:
Thành lập và hoạt đông kinh doanh là quyền của mỗi công dân được pháp luât bảo hộ. Tuy nhiên để quản lý hoạt đông kinh tế đất nước nên pháp luật quy đinh những điều kiện nhất định đối với chức danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong loại hình công ty cổ phần.
Tại khoản 2 điều 116 Luât Doanh nghiệp năm 2005 quy đinh giám đốc hay tổng giám đốc công ty cổ phần không được làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiêp khác.
Hiện nay bạn đang là Giám đốc của công ty cổ phần thì không được đồng thời làm Giám đốc công ty TNHH hai thành viên. Tuy nhiên trong luật doanh nghiệp cũng không quy định là giám đốc hay tổng giám đốc công ty cổ phần không được làm chủ tịch hội đồng quản trị. Trong trường hợp này bạn vẫn có thể tham gia thành lập công ty TNHH hai thành viên và là người đại diện pháp luật công ty với chức danh là Chủ tịch hội đồng quản trị nhưng không được giữ chức vụ Giám đốc hay Tổng giám đốc công ty này. |
H. |
2./ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có được tăng, giảm vốn điều lệ hay không.
Câu hỏi: Công ty của tôi là công ty tnhh một thành viên thành lập từ năm 2007, vốn điều lệ của công ty đăng ký là 5 tỷ đồng doanh nghiệp phải đóng thuế môn bài hằng năm là 2 triệu đồng. Do nhu cầu kinh doanh hiện nay cần vốn ít nên muốn giảm vốn điều lệ xuống còn 1 tỷ 500 triệu đồng thời đỡ phải đóng thuế môn bài thay vì đóng hằng năm là 2 triệu thì đóng 1 triệu. Vậy tôi phải làm sao để giảm vốn điều lệ công ty trên giấy phép kinh doanh xuống còn 1 tỷ 500 triệu, xin được tư vấn. |
Đ. |
Trả lời:
Tại Điều 76 luật doanh nghiệp quy định:
1.Công ty TNHH một thành viên không được giảm vốn điều lệ
2.Công ty TNHH một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty.
Thủ tục chuyển loại hình từ công ty tnhh một thành viên thành công ty tnhh hai thành viên như sau:
-Giấy đề nghị chuyển đổi doanh nghiệp
-Điều lệ công ty chuyển đổi
-Danh sách thành viên và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của tất cả các thành viên, người đại diện theo pháp luật: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu
-Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ xác nhận việc tặng cho một phần quyền sở hữu của công ty (đối với trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, tặng cho một phần sở hữu của mình tại công ty cho một hoặc một số cá nhân khác)
-Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động vốn góp (đối với trường hợp công ty huy động thêm vốn góp từ một hoặc một số cá nhân khác) -Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế |
H. |
3./ Khi thành lập doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành dịch vụ cầm đồ cần những điều kiện gì. Câu hỏi: Hiện nay tôi muốn thành lập công ty kinh doanh “Bán buôn hàng thủ công mỹ nghệ, dịch vụ khai thuê hải quan và dịch vụ cầm đồ” nếu tôi đăng ký những ngành nghề trên có cần những điều kiện gì hay không? Xin được tư vấn. |
Đ. |
Trả lời:
Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau: các ngành, nghề mà bạn dự kiến đăng ký thành lập doanh nghiệp “Bán buôn hàng thủ công mỹ nghệ, dịch vụ khai thuê hải quan” hai ngành này là ngành kinh doanh không có điều kiện nên bạn có thể đăng ký bình thường. Nhưng với ngành “Dịch vụ cầm đồ” là ngành kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, tuy nhiên trước tiên doanh nghiệp phải lên sở kế hoạch đầu tư phòng đăng ký kinh doanh đăng ký thành lập doanh nghiệp có ngành nghề dịch vụ cầm đồ. Sau khi doanh nghiệp đã có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành dịch vụ cầm đồ, bước tiếp theo là đến phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ công an hoặc Công an cấp tỉnh để xin giấy chứng nhận đủ diều kiện về an ninh trật tự xã hội. Tại Điều 6, chương II Điều kiện về an ninh, trật tự thủ tục và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện quy định về Hồ sơ đề nghị cấp “Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự” bao gồm : - Đơn đề nghị cấp “Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự”; - Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; - Bản khai lý lịch của người đứng đầu cơ sở kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự. Ngoài các giấy tờ quy định chung trên đây, căn cứ vào các điều kiện về an ninh, trật tự được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định này Bộ Công an quy định hồ sơ cho từng ngành, nghề cho phù hợp. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh có trách nhiệm cấp “Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự” cho tổ chức, cá nhân làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Trường hợp không đủ điều kiện thì cơ quan Công an phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do để tổ chức, cá nhân xin kinh doanh và cơ quan đăng ký kinh doanh biết. |
H. |
4./ Vốn điều lệ có những thuận lợi và khó khăn gì khi đăng ký thành lập một công ty. Câu hỏi: Tôi và người bạn của tôi đang dự định thành lập một công ty tnhh 2 thành viên trở lên hoạt động ngành thương mại. Nhưng không biết nên đăng ký vốn điều lệ là bao nhiêu và vốn điều lệ này có những gì trong việc hoạt động kinh doanh? Khi đăng ký vốn điều lệ không phù hợp? |
Đ. |
Trả lời:
Cty tnhh hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:
- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi.
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
- Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
- Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công tydo thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
- Vốn điều lệ được quy định chính là cơ sở để xác định tỷ lệ vốn góp của các thành viên trong công ty, qua đó làm cơ sở xác định quyền, lợi ích cũng như nghĩa vụ của các thành viên, các nhà đầu tư trong công ty. Điều này có nghĩa là thành viên trong cty sẽ chịu trách nhiệm trên toàn bộ phần vốn góp của mình như đã đăng ký trong điều lệ công ty.
Vốn điều lệ có những ảnh hưởng sau:
- Khi công ty có xảy ra sự cố như phá sản thì lúc đó thành viên sẽ chỉ thực hiện nghĩa vụ tài chính trả nợ đối với chủ nợ theo phần vốn góp đã đăng ký của mình.
- Nếu Doanh nghiệp đăng ký với số vốn điều lệ cao cũng sẽ có những thuận lợi về việc doanh nghiệp vay vốn ngân hàng khi cần vay với số vốn cao các ngân hàng còn phải xem xét vốn điều lệ của công ty.
- Về mặt kinh doanh, khi doanh nghiệp ký hợp đồng có giá trị lớn thường các đối tác phải xem lại vốn điều lệ của doanh nghiệp.
VD: Trên hợp đồng của đối tác trị giá là 1 tỷ, nhưng vốn điều lệ của doanh nghiệp chỉ có 500 tr. Khi hợp đồng bị đổ vỡ đối tác sẽ phải chịu thiệt vì với loại hình cty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp
- Doanh nghiệp sẽ phải đóng thuế môn bài hằng năm, mức đóng được xác định vào vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng ký được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với các mức đóng như sau:
Bậc thuế môn bài |
Vốn đăng ký |
Mức thuế cả năm |
Bậc 1 |
Trên 10 tỷ đồng |
3.000.000 |
Bậc 2 |
Từ 5 tỷ - dưới 10 tỷ đồng |
2.000.000 |
Bậc 3 |
Từ 2 tỷ - dưới 5 tỷ đồng |
1.500.000 |
Bậc 4 |
Dưới 2 tỷ đồng |
1.000.000 |
Do đó: Trường hợp của bạn cần phải xem xét và cân nhắc để đăng ký vốn điều lệ cho phù hợp. |
H. |
5./ Thủ tục tăng vốn điều lệ và thay đổi thành viên cùng làm 1 bộ hồ sơ có được không. Câu hỏi: Vào tháng 7/2012 Công ty em sẽ chuyển trụ sở chính của công ty từ 21 Nguyển Trung Ngạn,Q1 về lý thường kiệt, Q11. Em cần làm thủ tục, giấy tờ gì? |
Đ. |
Trả lời:
Chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Hồ sơ đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở đối với các loại hình doanh nghiệp sau:
* Đối với Doanh nghiệp tư nhân:
- Thông báo thay đổi địa chỉ trụ sở chính (do chủ doanh nghiệp ký)
* Đối với CTY TNHH 1TV:
- Thông báo thay đổi địa chỉ trụ sở chính (do người đại diện theo pháp luật ký)
- Quyết định bằng văn bản về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của chủ sở hữu công ty (do chủ sở hữu ký). Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty
* Đối với CTY TNHH 2TV trở lên:
- Thông báo thay đổi địa chỉ trụ sở chính (do người đại diện theo pháp luật ký)
- Quyết định bằng văn bản về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của Hội đồng thành viên (do Chủ tịch hội đồng thành viên ký). Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty
- Bản sao biên bản họp về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của Hội đồng thành viên (có chữ ký của các thành viên dự họp). Biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty
* Đối với CTY Cổ Phần:
- Thông báo thay đổi địa chỉ trụ sở chính (do người đại diện theo pháp luật ký)
- Quyết định bằng văn bản về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của Đại hội đồng cổ đông (do Chủ tịch hội đồng quản trị ký). Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty
- Bản sao biên bản họp về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của Đại hội đồng cổ đông (có chữ ký của chủ tọa và thư ký cuộc họp hoặc có chữ ký của các cổ đông dự họp). Biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty Ghi chú: các trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty khác quận, sau khi thay đổi hoàn tất có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới. Doanh nghiệp liên hệ với cơ quan cấp dấu để đổi lại con dấu |
H. |
6./ Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn. Câu hỏi: Công ty tôi là công ty TNHH nay tôi muốn thay đổi người đại diện pháp luật công ty cho người khác. Vậy thủ tục ra sao và hướng giải quyết như thế nào? |
Đ. |
Trả lời:
Chúng tôi xin được tư vấn như sau: Công ty TNHH có 2 loại hình căn bản, CTY TNHH 1TV và CTY TNHH 2TV trở lên
Theo Điều 14 của Thông tư số 14/2010/TT-BKH, việc đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được quy định như sau:
1. Hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty cổ phần bao gồm các giấy tờ sau:
- Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 24 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của người thay thế làm đại diện theo pháp luật mới của cty
- Quyết định bằng văn bản và bản sao Biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật, Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;
- Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nộp kèm hồ sơ.
2. Người ký thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật là một trong những cá nhân sau:
- Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Trong trường hợp Chủ tịch hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật thì người ký thông báo là chủ tịch Hội đồng thành viên mới được Hội đồng thành viên bầu.
- Chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có chủ sở hữu là cá nhân. - Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có chủ sở hữu là tổ chức. |
H. |
7./ Ủy quyền cho người khác thay mặt người đại diện pháp luật giải quyết công việc khi vắng mặt.
Câu hỏi: Trường hợp giám đốc điều hành công ty phải đi công tác học tập ở nước ngoại 2 năm muốn ủy quyền lại cho PGD để PGÐ toàn quyền giải quyết công việc của công ty thì cho tôi hỏi cần làm những thủ tục gì? Thời gian ủy quyền nhiều nhất là bao nhiêu lâu? |
Đ. |
Trả lời: Chúng tôi xin được tư vấn như sau tại điều 16 Nghị định 102/2010/NÐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp Ðiều 16. ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải cư trú ở Việt Nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác để thực hiện quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. 2. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây: a) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp; b) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên công ty hợp danh quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. 3. Trường hợp vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên công ty hợp danh cử người khác làm đại diện theo pháp luật của công ty. |
H. |
8./ Tạm ngưng hoạt động kinh doanh. Câu hỏi: Công ty tôi đang trong tình trạng tu sửa lại thời gian tu sửa mất khoảng 3 tháng, nên tôi muốn tạm ngưng hoạt động 1 thời gian. Xin hỏi trong thời gian tạm ngưng Doanh nghiệp có báo cáo thuế hằng tháng hay không? Và thủ tục xin tạm ngưng ra sao? |
Đ. |
Trả lời:
Chúng tôi xin được trả lời doanh nghiệp cần làm thủ tục nộp tại Sở kế hoạch đầu tư phòng đăng ký kinh doanh và Chi cục thuế quản lý của doanh nghiệp. nội dung thông báo, quyết định và biên bản họp là tạm ngưng hoạt động 3 tháng. Trong thời gian tạm ngưng doanh nghiệp không được sử dụng hóa đơn và tất nhiên doanh nghiệp không cần phải báo cáo thuế trong thời gian tạm ngưng hoạt động. Sau khi hết thời hạn tạm ngưng nếu doanh nghiệp muốn hoạt động trở lại phải có công văn thông báo tái hoạt động cho sở kế hoạch đầu tư phòng đăng ký kinh doanh và chi cục thuế nơi quản lý doanh nghiệp biết. Thủ tục hồ sơ như sau:
*Thủ tục tạm ngưng (tái hoạt động) thực hiện tại sở kế hoạch đầu tư:
- Thông báo tạm ngừng (tái hoạt động) kinh doanh do đại diện pháp luật doanh nghiệp ký
- Quyết định về việc tạm ngừng (tái hoạt động) kinh doanh của: Hội đồng thành viên (do Chủ tịch hội đồng thành viên ký) (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên). Đại hội đồng cổ đông (do Chủ tịch hội đồng quản trị ký) (đối với công ty cổ phần). Chủ sở hữu (do Chủ sở hữu ký) (đối với công ty TNHH 1 thành viên);
- Biên bản họp về việc tạm ngừng (tái hoạt động) kinh doanh của: Hội đồng thành viên (do Chủ tịch hội đồng thành viên ký) (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên). Đại hội đồng cổ đông (do Chủ tịch hội đồng quản trị ký) (đối với công ty cổ phần). Chủ sở hữu (do chủ sở hữu ký) (đối với công ty TNHH 1 thành viên);
* Thủ tục tạm ngưng (tái hoạt động) thực hiện tại chi cục thuế:
- Thông báo tạm ngừng (tái hoạt động) kinh doanh do đại diện pháp luật doanh nghiệp ký
- Quyết định về việc tạm ngừng (tái hoạt động) kinh doanh của: Hội đồng thành viên (do Chủ tịch hội đồng thành viên ký) (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên). Đại hội đồng cổ đông (do Chủ tịch hội đồng quản trị ký) (đối với công ty cổ phần). Chủ sở hữu (do Chủ sở hữu ký) (đối với công ty TNHH 1 thành viên);
Ghi chú: Doanh nghiệp tạm ngừng (tái hoạt động) kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký và cơ quan thuế ít nhất 15 (mười lăm ngày) trước khi tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngưng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm |
|
Thành lập
Kế toán
0933 511 811 (A.Thái)
0909 36 24 27 (C.Hòa)
Click để Chat với chúng tôi
|